Lãng-tử Ban Quản trị LHPDX
Age : 37 Birthday : 02/08/1987 Đến từ : Xứ Đảo.... Ngày tham gia : 29/05/2010 Tổng số bài gửi : 267
| Tiêu đề: Kiến trúc sư Kazik: Di tích - Cuộc đời (bài 2) 30/6/2010, 21:39 | |
| BÀI 2: KAZIK - KIẾN TRÚC SƯ UYÊN BÁCKiến trúc sư Kazik, luôn ý thức mình chỉ là người đi gia cố di tích để nó không thành phế tích. Mọi công đoạn trong việc trùng tu luôn được ông tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc:
giữ tính chân xác của di tích. Một cách nhìn, cách làm thực sự có ý nghĩa đối với mỗi di tích mà đến bây giờ, nhất là trong khoảng thời gian ngắn gần đây, người ta luôn nhắc đến tên ông với những phương pháp trùng tu được xem là theo đúng chuẩn mực quốc tế.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Sống, chết với tháp ChămHơn 10 năm, Kazik dẫn đầu đoàn chuyên gia Ba Lan phối hợp với các cán bộ chuyên môn của Trung tâm Tu bổ di tích trung ương nghiên cứu, khảo sát, vẽ, ghi, xây dựng các dự án, bảo quản và trùng tu bước đầu các di tích kiến trúc Chăm ở khắp các tỉnh miền Trung. Đã có hàng trăm bản vẽ, hàng trăm trang ghi chép, hàng nghìn bức ảnh được Kazik và các đồng nghiệp cẩn thận ghi lại hiện trạng của từng ngôi tháp. Là kiến trúc sư (KTS) chuyên về trùng tu di tích bằng đất và đá, Kazik đã tiếp nhận và làm việc một cách nghiêm túc đối với từng công trình.
Trong việc trùng tu di tích Chăm làm bằng đất nung và một phần bằng đá ở dạng phế tích, Kazik tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc của trường phái "trùng tu khảo cổ học" được quốc tế công nhận: Giữ gìn nguyên vẹn di tích gốc và các thành phần gốc, không làm sai lệch và không làm giả di tích. KTS Lê Thành Vinh - Viện trưởng Viện Bảo tồn Việt Nam, trong cuộc hội thảo Dự án Bảo tồn trùng tu Mỹ Sơn giai đoạn 2 vào đầu tháng 5-2009 tại Mỹ Sơn đã nhắc lại: “Khi làm việc, Kazik tưởng như quên hết mọi thứ xung quanh. Ông đặc biệt tôn trọng những yếu tố chân xác trong việc trùng tu di tích. Trong khi mọi người đang tranh cãi về chất kết dính ở các tháp Chăm thì Kazik bảo cần phải chống đỡ và gia cố như thế nào cho các tháp khỏi đổ sụp xuống. Chính ông là người cứu các di tích khỏi nguy cơ trở thành phế tích".
“Kazik không chỉ là một nhà khoa học mà còn là nhà phẫu thuật di tích tài ba. Ông luôn luôn suy ngẫm, đắn đo, bàn bạc kỹ lưỡng rồi mới cho phép mình đụng chạm vào di tích. Ông hiểu, trước ông không chỉ là một bệnh nhân, mà là bệnh nhân của quá khứ không bao giờ trở lại”.(Giáo sư, Kiến trúc sư: Hoàng Đạo Kính)
Nhiều tháp Chăm từ Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận sau chiến tranh gần như hư hại nghiêm trọng. Kazik xem công việc trùng tu của mình là làm sao để cho mọi người nhận được đâu là phần gốc, đâu là phần được làm mới. Ông chỉ phục chế từng phần trên cơ sở khoa học đã được xác định. Không phục nguyên, không làm lẫn cái gốc với cái mới đưa vào để gia cường. Chính cách làm này đã giữ được nguyên vẹn những giá trị vốn có của các ngôi tháp Chăm ở Việt Nam. Cố giáo sư sử học Phạm Huy Thông trong một lần về thăm Mỹ Sơn đã ghi lại nhận xét: "Đừng ngạc nhiên vì cách dùng xi măng một cách trắng trợn tại các ngôi tháp. Kazik đã làm đúng vì đây là phương pháp để bảo vệ di tích, giúp người xem khỏi lẫn lộn cái cũ và cái mới vốn hoàn toàn tương phản nhau. Phần gạch và chất hồ gắn cũ thuộc về dĩ vãng, còn chất xi măng sáng sủa là thuộc về công trình mới sửa chữa".
“Kazik chính là người đầu tiên nhìn thấy tiềm năng phát triển của đô thị cổ Hội An; là người đầu tiên có công đưa Hội An trở thành di sản văn hóa thế giới. Hơn ai hết, ông là người yêu Hội An nhất trên thế giới này! Nếu không có Kazik, Hội An sẽ không có được như ngày hôm nay. Người dân Hội An chúng tôi luôn nhớ đến điều đó”. (Bí thư Thành ủy Hội An: Nguyễn Sự )
Câu chuyện Kazik về Ba Lan và mang qua Việt Nam mấy chục ký chất epôxin (một loại hóa chất được dùng để trám các kẽ, vết nứt) với vô số trở ngại trên đường đi cũng luôn được mọi người nhắc đến như để minh chứng cho một tinh thần trách nhiệm, một tấm lòng luôn nghĩ đến sự sống còn của di tích.
Nhà văn Đà Linh, kể: Năm 1991, Hiệp định Văn hóa Việt Nam - Ba Lan kết thúc. Chỗ dựa hành chính cuối cùng của Kazik không còn nữa. Nhiều đồng nghiệp Ba Lan của ông đã về nước từ rất nhiều năm trước để tham gia trùng tu các dự án tại Ai Cập với lương 200USD/ giờ. Nhiều người khuyên ông nên trở về tranh thủ kiếm được khoản thu nhập khá kia để lo cho vợ con. Nhưng, Kazik vẫn quyết định ở lại Việt Nam. Kazik bảo: "Tôi chịu đựng được, miễn sao được sống và làm việc với tháp". Mùa đông những năm sau đó, tại Mỹ Sơn, người ta vẫn thường thấy ông cặm cụi bên từng ngôi tháp, vơ lá đốt sưởi đợi bạn bè, người dân quanh vùng quyên góp tiếp tế đồ ăn. Cứ thế, Kazik mặc cho cuộc sống của mình trôi đi giản dị, ông chỉ hướng đến một mục tiêu duy nhất: ngăn không cho tháp Chăm đổ xuống nữa.
Nhà tiên tri
[You must be registered and logged in to see this image.]
Kazik trong một lần đi khảo sát Hội An.
Không có gì ngạc nhiên khi hội thảo 10 năm trùng tu và bảo tồn đô thị cổ Hội An vào tháng 4-2009 có bức chân dung của cố Kazik được ngưỡng vọng. Cả hội trường im lặng khi Giáo sư Hoàng Đạo Kính phát biểu: "Không có Kazik, chúng ta không có Hội An như ngày hôm nay. Không có Kazik, chúng ta đã không ngồi đây để nói về việc bảo tồn đô thị cổ Hội An. Không có Kazik, ngoài đường phố kia sẽ không có tấp nập du khách, không có cảnh người dân Hội An đang giàu lên từng ngày".
Không ai khác, chính Kazik là người đầu tiên phát hiện ra Hội An là một đô thị có kiến trúc cổ gần như nguyên vẹn. Đó là những ngày, ông xuôi ngược dòng sông Thu Bồn để ghé Hội An. Chính trong lần đầu tiên đó, Kazik đã nói ngay với ông Hồ Hải Học, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ): "Học à! Ông cố gắng kiếm tiền mua một ngôi nhà cổ. Tôi tin rằng sẽ có lúc ông sẽ trở thành triệu phú". Tầm nhìn của một nhà khoa học, một KTS dường như đã thể hiện rất rõ với câu nói đó. Và điều Kazik nói đến nay đã trở thành sự thật. Hội An đã giàu lên nhờ những ngôi nhà cổ, những kiến trúc độc đáo. Ông Nguyễn Sự, Bí thư Thành ủy Hội An vẫn còn nhớ như in ngày gặp mặt Kazik: "Kazik đã nói với tôi về phố cổ, về tiềm năng phát triển du lịch. Chính ông đã hỏi thẳng tôi tại sao các ông không tổ chức đón khách du lịch. Tôi bảo rằng vì không có khách sạn. Kazik bảo nếu để xây khách sạn hiện đại thì các ông sẽ rất lâu mới đuổi kịp các nước trên thế giới. Các ông đang có trong tay những khách sạn tuyệt vời và độc đáo từ những ngôi nhà cổ. Chỉ cần sửa sang và trang bị thêm một chút nữa thôi thì có thể đón khách được rồi. Tôi sẵn sàng bỏ nhiều tiền để ở một đêm trong ngôi nhà cổ. Đến bây giờ, khi tour Homestay phát triển mạnh mẽ ở Hội An thì mới thấy điều Kazik tiên tri. Và chính ông đã cho tôi có thêm động lực để dám đưa Hội An phát triển theo một hướng mới: lấy thương mại, du lịch, dịch vụ làm kinh tế mũi nhọn để đưa Hội An từ một thị xã nghèo nàn lên thành phố du lịch như bây giờ".
Công lao của Kazik đối với Hội An không chỉ dừng lại ở đó. Với con mắt của một KTS uyên bác và sáng tạo, ông đã thấy được tầm quan trọng cũng như vẻ đẹp của đô thị cổ Hội An trong nền văn hóa nhân loại. Bài báo "Hội An, một di sản kiến trúc đô thị cổ" của Kazik in trên tạp chí Quảng Nam - Đà Nẵng lần đầu tiên đã đưa Hội An bước ra thế giới bên ngoài. Ngay lập tức, ông nhận được hàng loạt các phản hồi từ đồng nghiệp trong nước và trên khắp thế giới. Tất cả đều không thể ngờ rằng ở Việt Nam vẫn đang còn một kiến trúc cổ như vậy.
Nhìn ra được vẻ đẹp của một đô thị cổ, nhưng đồng thời Kazik đã tiên liệu những nguy cơ tiềm ẩn nếu không kịp thời trùng tu và bảo tồn đô thị cổ này. Chính Kazik là người bàn với GS. KTS Hoàng Đạo Kính, KTS Lê Thành Vinh nên phái lập phương án để bảo tồn và giữ gìn Hội An ngay bấy giờ. Vậy là, ngoài những ngày làm việc ở Mỹ Sơn, cuối tuần, Kazik tranh thủ về Hội An để nghiên cứu, khảo sát từng ngôi nhà, từng cánh cửa gỗ bạc thếch. Báo cáo số 1 của Kazik được đệ trình lên Tổ chức Bảo tồn các đô thị cổ Ba Lan và thế giới với lời khẳng định: "Hội An là một đô thị cổ có vẻ đẹp không trùng lặp với bất kỳ một đô thị cổ khác, thể hiện cấu trúc phố phường, sự phong phú các thể dạng kiến trúc, sự hoàn hảo của nghệ thuật chạm khắc, nội thất, các quần thể kiến trúc tạo nên cho phổ cổ Hội An những đặc điểm nổi bật trong không gian và thiên nhiên riêng biệt. Với những đặc điểm trên đã đưa quần thể kiến trúc di tích văn hoá của Việt Nam và cả trong kho tàng di sản văn hoá nhân loại...".
Bài cuối: Tri ân Hiệp sĩ
Một công viên mang tên Kazik nằm giữa lòng Hội An rộn ràng bước chân du khách. Một bức ảnh được phóng to ở Phòng trưng bày Mỹ Sơn, một bức tượng sắp được đặt gần Khu đền tháp Mỹ Sơn trong tháng 6 tới như dành cho ông một nơi tri ân. Đúng như ước nguyện “được chôn ở Mỹ Sơn” của Kazik… [You must be registered and logged in to see this image.] | |
|