Diễn đàn Học sinh và Hội Cựu HS Trường THPT Lê Hồng Phong Duy Xuyên Quảng Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Học sinh và Hội Cựu HS Trường THPT Lê Hồng Phong Duy Xuyên Quảng Nam

Forum của những ai đã, đang và sẽ học tại trường THPT Lê Hồng Phong Duy Xuyên Quảng Nam
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Viết về Kazik - Di tích - Cuộc đời

Go down 
Tác giảThông điệp
Lãng-tử
Ban Quản trị LHPDX
Ban Quản trị LHPDX
Lãng-tử


Age Age : 37
Birthday Birthday : 02/08/1987
Đến từ Đến từ : Xứ Đảo....
Ngày tham gia Ngày tham gia : 29/05/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 267

Viết về Kazik - Di tích - Cuộc đời Empty
Bài gửiTiêu đề: Viết về Kazik - Di tích - Cuộc đời   Viết về Kazik - Di tích - Cuộc đời Icon_minitime30/6/2010, 21:15

Kiến trúc sư Kazik: Di tích - Cuộc đời

BÀI 1: TÔI LÀ NGƯỜI MỸ SƠN

Ngày 2-7-1944, thành phố cổ kính, xinh xắn Lublin của Ba Lan đón chào một công dân mới - Kazimierz Kwiatkowsky. 44 năm sau, người con Ba Lan đó được xem là người Mỹ Sơn, một công dân danh dự của Việt Nam và là người có công lớn đưa đô thị cổ Hội An đến với niềm tự hào

[You must be registered and logged in to see this image.]

Di sản văn hóa thế giới. Với tình yêu mãnh liệt dành cho những đền đài, di tích; bằng tinh thần làm việc của một nhà khoa học, ông đã chọn Việt Nam làm quê hương thứ hai của mình. Như một sợi chỉ xuyên suốt, cuộc đời ông đã gắn bó gần như toàn bộ với các di tích ở Việt Nam.

Bất chấp hiểm nguy

Tiếng bom như muốn nổ tung cả lòng thung lũng. Sáu xác người bị hất tung. Đoàn chuyên gia thăm dò, khảo sát Mỹ Sơn Việt Nam - Ba Lan lần đó do Kazik dẫn đầu. Những tưởng sau lần thoát chết đó, ông sẽ không bao giờ trở lại Mỹ Sơn. Nhưng, với ông, đền tháp và những đống gạch đổ nát là “cuộc đời thứ hai” ngoài gia đình thuơng yêu. Đó còn là sự gắn bó thủy chung giữa di tích và cuộc đời một con người kỳ lạ...

Sau chiến tranh, hàng trăm tháp Chàm từ Ninh Thuận, Bình Thuận đến Duy Xuyên và nhiều nơi khác đều nằm trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Làm sao để trùng tu và bảo tồn các di tích ấy thoát khỏi nguy cơ trở thành phế tích? Chương trình Hợp tác Việt Nam - Ba Lan được xem như sự kiện mở đầu cho một chặng đường trùng tu bảo tồn di tích ở Việt Nam. Danh sách Chính phủ Ba Lan gửi qua đã làm nhiều người trong ngành khảo cổ, bảo tồn ngạc nhiên vì có tên kiến trúc sư nổi tiếng: Kazimierz Kwiatkowsky với yêu cầu đầu tiên được nghiên cứu trùng tu tại Mỹ Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

Kazik trước khi đến Việt Nam là kiến trúc sư của P.K.Z - Liên hiệp Các xí nghiệp trùng tu di tích Ba Lan. Ông là người trực tiếp tham gia trùng tu Vacsava (Ba Lan). Cách làm việc đầy trách nhiệm cùng những sự hiểu biết uyên bác về di tích cổ khiến ông được những người cùng nghề đánh giá rất cao. Nhận lời sang Việt Nam, ông bỏ một hợp đồng trùng tu di tích ở Ai Cập mà người ta trả ông 200USD/giờ.

Lúc đó tên tuổi của ông đã được thế giới biết đến qua các công trình được trùng tu tại Ai Cập, Vacsava. Mỗi công trình trùng tu có thể đem lại cho ông khoản thu nhập không nhỏ. Tại sao Kazimierz Kwiatkowsky khước từ những nơi thuận lợi để đến với Việt Nam còn nghèo nàn, lạc hậu và đầy rẫy bom mìn? Điều này đã làm cho những người trong đoàn trùng tu bảo tồn Việt Nam đi đón Kazik sáng hôm ấy tại sân bay Đà Nẵng hồi hộp và tò mò rất nhiều. "Đó là một ngày cuối đông năm 1980. Ấn tượng đầu tiên của tôi về Kazik là một người to lớn dị thường với mái tóc và bộ râu xồm xoàm màu muối tiêu. Khác với những ngưòi cùng đi trong đoàn, Kazik chỉ có một túi xách nhỏ đựng quần áo, còn lại là 2 ba lô to đùng đựng các dụng cụ làm việc và bản vẽ. Khi nghe đoàn mời về khách sạn Phương Đông (Đà Nẵng) nghỉ ngơi, Kazik lắc đầu bảo: Tôi muốn lên Mỹ Sơn ngay!". Những ký ức đầu tiên về Kazik đến bây giờ vẫn không bao giờ phai trong lòng họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ - chuyên gia trùng tu bảo tồn thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Quảng Nam; ông cũng chính là người trực tiếp đón đoàn Ba Lan tại sân bay năm đó.

Suốt cả chặng đường dài lên Mỹ Sơn hôm ấy, trời mưa tầm tã, Kazik luôn miệng hỏi về Mỹ Sơn, không một lời than vãn về con đường đầy ổ voi, ổ gà. Mỹ Sơn ngày đó, sau sự thăm dò của một số chuyên gia người Pháp vẫn nằm im lìm với ngổn ngang bom mìn, đầy những nguy hiểm rình rập và được xem là nơi cần phải dè chừng đối với mỗi cán bộ ngành khảo cổ trùng tu, với ông Hỷ cũng vậy. Nhưng từ khi gặp Kazik, mọi suy nghĩ trong ông đã khác. "Con người đó đã cho tôi thấy được đâu là tình yêu nghề, đâu là sự dám hy sinh cho những di tích" - ông Hỷ nói. Đứng trước suối Khe Thẻ nước chảy xiết, Kazik bảo với đoàn chuyên gia Việt Nam - Ba Lan: "Phải tìm mọi cách để qua suối. Chúng ta cần phải đến và cứu Mỹ Sơn sớm ngày nào hay ngày đó". Cái ngày đầu tiên đó, giữa mây mù và mưa tầm tã, trú vào một ngôi tháp, Kazik vội vã phác thảo, ghi chép tình trạng của Mỹ Sơn. Vội vã quay trở về khách sạn Phương Đông và ngay trong buổi tối hôm đó, với tư cách trưởng đoàn, Kazik triệu tập cuộc họp để bàn về công việc sắp đến. Sáng hôm sau, cả đoàn thức dậy thật sớm và lên đường trở lại Mỹ Sơn. Chính trong buổi sáng hôm đó, 6 con người đã ra đi mãi mãi, 11 con người trở thành phế nhân khi cùng một lúc mấy trái bom phát nổ. Chính quyền địa phương và các cán bộ trong ngành lúc đó đã chuẩn bị tinh thần cho sự trở về Ba Lan của Kazik sau sự kiện kinh hoàng đó. "Các ông đừng nghĩ tôi sẽ trở về. Biết là ở Mỹ Sơn còn lắm điều nguy hiểm nhưng chỉ cần chậm một ngày thôi là chúng ta sẽ mất đi vĩnh viễn những ngôi tháp cổ kính này. Thà chúng ta mất đi để giữ gìn những kho báu vô giá của nhân loại này" - lời Kazik nói đã làm cho ông Hoàng Châu Sinh - nguyên Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên xúc động rơi nước mắt. Ông Sinh chia sẻ: "Tôi chưa bao giờ thấy một người nào dám sống hết mình vì Mỹ Sơn như Kazik. Chưa thấy một người nước ngoài nào lại bình dị và đáng yêu đến vậy. Chính Kazik chứ không ai khác là người cứu Mỹ Sơn thoát khỏi nguy cơ biến mất vĩnh viễn".

“Âm nhạc Mỹ Sơn”

[You must be registered and logged in to see this image.]

Kazic ở Mỹ Sơn.

"Tôi muốn ở lại Mỹ Sơn. Các ông và công nhân ở được thì sao tôi ở không được. Cứ đi đi về về khách sạn Phương Đông như vậy tốn thời gian lắm. Mà những ngôi tháp xinh đẹp kia không thể chờ chúng ta thêm được nữa" - Kazik nói. Một cái lán nhỏ được dựng lên bên ngôi tháp D2. Đó là chỗ ăn, ở và làm việc của Kazik. Mỹ Sơn ban ngày nắng như thiêu đốt, ông mặc chiếc quần soóc, ở trần và làm việc quần quật. Khi nào cũng thấy Kazik cặm cụi ghi chép, vẽ, đo đạc. Buổi trưa ông cùng mấy đồng nghiệp đi hốt lá khô về để đến đêm đốt lên xua cái lạnh như cắt da của thung lũng nhỏ này. Cứ như vậy, Kazik đã sống như một người địa phương thực thụ. Tắm suối, uống nước suối, ngủ giữa lòng tháp biết bao nguy hiểm rình rập xung quanh. Kazik đặc biệt thích ăn cơm chan với nước mắm dằm ớt rừng. Mỗi bữa ăn ông có thể ăn đến hơn mười trái ớt. Ông cầm đũa cũng điệu nghệ như cầm dao, nĩa. Chiều cuối tuần, ông thường về Đà Nẵng. Có khi, chiều thứ bảy, ông bảo muốn ở lại Mỹ Sơn. Đó là buổi chiều ông lại cùng mấy người công nhận đi uống rượu gạo, hút thuốc Đà Lạt và đùa giỡn với mấy đứa trẻ con quanh vùng.

Những người bạn của Kazik kể rằng, gia đình ông ở Lublin không có gì khá giả, chỉ là một ngôi nhà xây dang dở với kiến trúc rất đẹp. Người vợ làm giáo viên cùng 3 đứa con nhỏ đang tuổi ăn học. Ông quyết định làm việc ở Việt Nam là đồng nghĩa gia đình ông mất đi khoản thu nhập đáng kể. Vậy nhưng, trong một lần sang thăm Việt Nam, Kazik đã thuyết phục được vợ lên đến Mỹ Sơn và vợ ông đã yên tâm mỉm cười ra về vì bà còn yêu Mỹ Sơn nữa huống gì là chồng bà.

17 năm, Kazik đi đến rất nhiều các di tích ở Việt Nam. Từ địa đạo Củ Chi, tháp Chiên Đàn, Dương Long, Ponagar, Tháp Đôi, Poklong Garai, Huế... Trên tay ông, những viên gạch không bao giờ nguội lạnh. Nhưng có lẽ Mỹ Sơn là nơi gắn bó lâu nhất với ông - hơn 16 năm. Trong một lần ngồi nói chuyện với bạn bè ở Đà Nẵng, nghe tiếng dế kêu, ông bảo đó là "âm nhạc Mỹ Sơn" của ông; ông còn bảo ở Mỹ Sơn có con chim "bắt cô trói cột". Và ông sẽ là người cởi trói cho cô gái đó. Bạn bè Kazik, chẳng ai ngạc nhiên khi Kazik nhẹ nhàng nói: "Khi tôi chết, hãy chôn tôi ở Mỹ Sơn". Một ước nguyện đơn giản nhưng không thể thực hiện được. Thế nhưng, linh hồn ông vẫn còn đó, hiện hữu trong từng ngôi tháp cổ. Ông tự nhận "Tôi là người Mỹ Sơn". Vị linh mục Chánh xứ Trà Kiệu những năm 1980- Nguyễn Trường Thăng từng bảo: “Mọi người ở đây đều xem ông là một người con của mảnh đất này. Chính quyền địa phương xem Kazik là một công dân danh dự. Kazik luôn ở trong lòng Mỹ Sơn, lòng người Duy Xuyên".

Bài 2: Kazik - Kiến trúc sư uyên bác

Với Kazik, mỗi một góc đổ sập của tháp Chàm là cả một quá khứ cần phục dựng. Nhưng ông luôn ý thức mình chỉ là người đi gia cố di tích để nó không thành phế tích. Và đặc biệt ông có khả năng tiên tri về “thân phận” của di sản…
Về Đầu Trang Go down
 
Viết về Kazik - Di tích - Cuộc đời
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Kiến trúc sư Kazik: Di tích - Cuộc đời (bài 2)
» Những kì tích của teen Việt năm 2010
» [THPT Lê Hồng Phong] Cuộc thi viết báo tường nhân ngày 20-11
» Mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20-10...Viết lời tri ân
» Vui vui (Sự tích mưa...!!!)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn Học sinh và Hội Cựu HS Trường THPT Lê Hồng Phong Duy Xuyên Quảng Nam :: Tiếng vọng quê hương :: Đất và người Duy Xuyên-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất