Diễn đàn Học sinh và Hội Cựu HS Trường THPT Lê Hồng Phong Duy Xuyên Quảng Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Học sinh và Hội Cựu HS Trường THPT Lê Hồng Phong Duy Xuyên Quảng Nam

Forum của những ai đã, đang và sẽ học tại trường THPT Lê Hồng Phong Duy Xuyên Quảng Nam
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Lệ Bà tháng hai…

Go down 
+3
Dong[PTIT]
mr koj bactinh_hx
Lãng-tử
7 posters
Tác giảThông điệp
Lãng-tử
Ban Quản trị LHPDX
Ban Quản trị LHPDX
Lãng-tử


Age Age : 37
Birthday Birthday : 02/08/1987
Đến từ Đến từ : Xứ Đảo....
Ngày tham gia Ngày tham gia : 29/05/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 267

Lệ Bà tháng hai… Empty
Bài gửiTiêu đề: Lệ Bà tháng hai…   Lệ Bà tháng hai… Icon_minitime16/12/2010, 11:21

Lễ hội Bà Thu Bồn (Duy Tân, Duy Xuyên) mở ngày 12-2 âm lịch thường niên. Giữa những lời hò hẹn, trao gửi, những bàn tay bịn rịn trên triền sông đầy gió…vẫn còn một khoảng trống vô hình chưa thể lấp đầy trong ước mơ của nhiều người về một lễ hội dân gian mang tầm quốc gia!

Lệ Bà tháng hai… 1269852918.Hoangduyxuyen

Truyền kỳ Mẹ

Chuyện Bà Thu Bồn được lưu truyền trong dân gian có khá nhiều dị bản. Một cô con gái rượu của phú hộ, mở mắt chào đời bằng nụ cười nở giữa hai hàm răng ngà ngọc cùng mái tóc dài ngang lưng. Năm tuổi đã biết dùng các loại lá, rễ cây quanh vùng để chữa bệnh cứu người, gia súc, không nhận bất cứ lễ vật nào. Dốc sức cứu người, bà đã từ chối tất cả những lời cầu hôn, kể cả các bậc vương tôn, công tử. Theo lời truyền dụ, khi chết (12-2 âm lịch) dân làng đã tẩm liệm bà bằng hoa lá thiên nhiên và đêm hôm ấy, nắp quan tài mở tung, hoa sứ trắng thơm lừng, lan tỏa khắp làng. Hoặc bà là công chúa của vua Mây, tung hoành ngang dọc; một nữ tướng người Chăm, xông pha trận tiền, da ngựa bọc thây, chết dọc triền sông Thu Bồn…Truyền thuyết Bà Thu Bồn, dù thông qua ký ức của người già hay những câu chuyện kể… có nhuốm màu thần bí, thì Bà Thu Bồn vẫn là biểu trưng của cái đẹp, đạo đức, tình đoàn kết, ý chí chiến thắng thiên tai, địch họa, đói nghèo của các dân tộc trong vùng, được hình thành qua quá trình giao thoa văn hóa Việt - Chăm, hỗn dung của tục thờ Mẫu và tục thờ Bà mẹ xứ sở. Bà đã được các vua Nguyễn sắc phong là Bô Bô phu nhân, là Thượng đẳng thần - vị thần có quyền năng làm cho quốc thái dân an. Dinh Bà đã được xây dựng tại thôn Thu Bồn đông để dân làng lo hương khói và mở hội tế lễ vào ngày 12-2 âm lịch hàng năm đã được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh. Đây là lễ hội dân gian truyền thống mang đậm dấu ấn tiếp biến giữa văn hóa tâm linh truyền thống với văn hóa hiện đại của các dân tộc Kinh, Chăm và các dân tộc thiểu số vùng thượng lưu sông Thu Bồn, Vu Gia (Quảng Nam).

Lệ Bà tháng hai… Lba_29310
Rước nước về lăng Bà.

Hội làng vui

Không khí hội làng đã hừng hực từ nhiều ngày qua. “Mỗi năm chỉ có một ngày” theo cách nói của dân Thu Bồn Đông đã thức dậy trong tim người dân xứ bà có ý thức vun đắp cho tình làng, nghĩa xóm. Người làng tưng bừng mở hội đón khách, đón người thân từ phương xa trở về. Đêm trước lễ, những người con xa xứ Thu Bồn vượt vạn dặm về thắp nén hương tưởng niệm, cùng người làng chuẩn bị cỗ tế và thưởng thức đặc sản quê nhà được bày bán quanh làng như cá mòi sông Thu chiên giòn, cháo "đùm", nghé nướng, tái, mì Quảng cá mòi và các loại bánh làm từ gạo làng, hoa trái đồng quê..., những món ăn ít khi họ tìm thấy giữa những tháng ngày tha hương… và chờ đợi lễ rước nước về mở cuộc đại tế tại lăng Bà sáng sớm hôm sau.

Đoàn rước nước mấy chục thuyền hoa ra đi từ 4 giờ sáng đến tận Phường Rạnh (Trung An, Quế Trung, Quế Sơn) đã kịp trở về bên bến sông sau 3 giờ lênh đênh trên sóng nước Thu Bồn, thực hiện nghi lễ trao nước. Một đoàn ngũ hành tiên nương, thánh nữ (được chọn từ những cô gái trinh trắng, xinh đẹp của làng) đội múa cờ, cùng những mâm ngũ quả (được tuyển chọn từ các cuộc thi hôm trước)… trong âm thanh rộn rã tiếng nói cười, tiếng nhạc bát âm… về lăng Bà đại tế. Lễ vật không thể thiếu trong các lễ hội bà là thịt nghé sống nguyên con bôi phẩm đỏ, hai con heo quay kèm theo dao xẻ, một biểu hiện của nghi lễ “văn hóa hiến tế”… và 6 loại bánh sản vật địa phương (ít, ú, chưng, vuông, trắp, nắp) và nhiều đĩa trầu cau têm cánh phượng, đã được thôn nữ giỏi giang của làng suốt đêm bày biện.

Lệ Bà tháng hai… Lbb_29310
Lễ vật cúng tế

Khi lăng bà đang mở cuộc đại tế thâm nghiêm, khói hương nghi ngút với những lời kinh cầu quốc thái dân an thì trên 2 bến sông (Phú Thuận, Thu Bồn) ken kín người, từ Hội An, Điện Trung lên, Quế Sơn, Nông Sơn xuống và Đại Lộc sang, cùng cư dân địa phương dự phần vào cuộc đua thuyền truyền thống.

16 giờ chiều, hội làng đã vãn. Giữa những bàn tay buông nắm vội vàng, nuối tiếc về lễ hội, giữa nụ cười gửi lại… vẫn là khoảng trống vô hình chưa thể lấp đầy trong ước mơ của nhiều người về một lễ hội dân gian mang tầm quốc gia! Bốn năm trước, lễ hội dân gian này được vào chương trình “Du lịch - Hội mùa xuân” của Năm Du lịch quốc gia 2006 - Quảng Nam: một điểm đến - hai di sản thế giới” đã thổi bùng ngọn lửa hy vọng về ngày mai vui vẻ của hơn 5,8 nghìn người dân của xứ sở huyền thoại chỉ quen sống với nghề nông, chài lưới và một ít buôn bán nhỏ. Hình ảnh của những bước chân du lịch sẽ tạo thêm động lực sống của lễ hội bày ra chỉ thuần túy về tinh thần, với thành tâm mong ước của riêng người dân Duy Tân, sẽ không còn “đóng đinh câu thúc” trong phạm vi nhỏ hẹp của cộng đồng cư dân địa phương, vượt khỏi lũy tre làng đến với du khách gần xa… cũng đã vội tàn theo lễ hội.

Nhiều nhà văn hóa âm thầm, lặng lẽ dự hội thường niên bày tỏ sự tiếc nuối về giá trị văn hóa tâm linh của lễ hội này, đủ sức mang tầm quốc gia nếu được đầu tư và quan tâm đúng mức. Bởi lễ hội không chỉ đóng khung trong phạm vi “làng” mà từ nhiều năm đã là nơi quy tụ, hưởng ứng của cư dân dọc sông Thu Bồn, kéo dài từ thượng nguồn xuống tận biển… Thiếu sự quảng bá, giới thiệu, lẫn việc hờ hững của giới kinh doanh lữ hành và cả những người quản lý du lịch…đã khiến lễ hội lớn nhất Quảng Nam vẫn mãi chỉ là một hội làng, dù đã có lần được đưa vào chương trình du lịch Quảng Nam khi có kinh phí!

NAM KHA (Duy Xuyên Online)
Về Đầu Trang Go down
mr koj bactinh_hx
Hội trưởng CHS TPHCM
Hội trưởng CHS TPHCM
mr koj bactinh_hx


Age Age : 36
Birthday Birthday : 20/06/1988
Đến từ Đến từ : duytan duyxuyen quang nam
Ngày tham gia Ngày tham gia : 06/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 194

Lệ Bà tháng hai… Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lệ Bà tháng hai…   Lệ Bà tháng hai… Icon_minitime16/12/2010, 13:44

đã mấy năm rùi mình không được tham gia ...được chơi hôi Bà Thu Bồn ...buồn quá đi......huhu :ẻte:
Về Đầu Trang Go down
Dong[PTIT]
Tú tài
Tú tài
Dong[PTIT]


Age Age : 34
Birthday Birthday : 25/07/1990
Đến từ Đến từ : Posts & Telecommunications Institute of Technology '08
Ngày tham gia Ngày tham gia : 13/09/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 45

Lệ Bà tháng hai… Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lệ Bà tháng hai…   Lệ Bà tháng hai… Icon_minitime16/12/2010, 18:27

mình cũng vậy
Về Đầu Trang Go down
nhim'xu`
Bảng nhãn
Bảng nhãn
nhim'xu`


Age Age : 32
Birthday Birthday : 26/10/1992
Đến từ Đến từ : Vương quốc Nhím...>"<
Ngày tham gia Ngày tham gia : 19/08/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 273

Lệ Bà tháng hai… Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lệ Bà tháng hai…   Lệ Bà tháng hai… Icon_minitime16/12/2010, 20:53

Lần đi Lệ bà đầu tiên và duy nhất từ đó đến nay là vào năm lớp 9, không biết bao giờ mới được đi lại cùng tụi bạn... :nvbnbv:
Về Đầu Trang Go down
Cá Sấu
Tú tài
Tú tài
Cá Sấu


Age Age : 35
Birthday Birthday : 25/06/1989
Đến từ Đến từ : Cổ Mộ
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/11/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 41

Lệ Bà tháng hai… Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lệ Bà tháng hai…   Lệ Bà tháng hai… Icon_minitime17/12/2010, 00:46

hình chụp nhiều thế mà lại không ta là sao :yeuthe: nằm trong diện ban tổ chức mà không thấy , phí quá
Về Đầu Trang Go down
DrRuanon
Hội trưởng CHS Huế
Hội trưởng CHS Huế
DrRuanon


Age Age : 34
Birthday Birthday : 01/10/1990
Đến từ Đến từ : y huế
Ngày tham gia Ngày tham gia : 19/06/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 606

Lệ Bà tháng hai… Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lệ Bà tháng hai…   Lệ Bà tháng hai… Icon_minitime17/12/2010, 00:57

ui, mình mới đi lễ hội này 1 lần, ôi thật tệ
Về Đầu Trang Go down
Cá Sấu
Tú tài
Tú tài
Cá Sấu


Age Age : 35
Birthday Birthday : 25/06/1989
Đến từ Đến từ : Cổ Mộ
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/11/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 41

Lệ Bà tháng hai… Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lệ Bà tháng hai…   Lệ Bà tháng hai… Icon_minitime17/12/2010, 00:59

hdhđ Vẫn còn người thức
Về Đầu Trang Go down
DrRuanon
Hội trưởng CHS Huế
Hội trưởng CHS Huế
DrRuanon


Age Age : 34
Birthday Birthday : 01/10/1990
Đến từ Đến từ : y huế
Ngày tham gia Ngày tham gia : 19/06/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 606

Lệ Bà tháng hai… Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lệ Bà tháng hai…   Lệ Bà tháng hai… Icon_minitime17/12/2010, 08:59

sao mình không thức giờ đó đc ah, mới học pài xong nên lên tí thui
Về Đầu Trang Go down
tinhban_21_11
Tiến sĩ
Tiến sĩ
tinhban_21_11


Age Age : 35
Birthday Birthday : 21/11/1988
Đến từ Đến từ : vương quốc rùa và thỏ
Ngày tham gia Ngày tham gia : 29/06/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 109

Lệ Bà tháng hai… Empty
Bài gửiTiêu đề: Lễ hội Bà Thu Bồn - Tình yêu bà mẹ xứ sở    Lệ Bà tháng hai… Icon_minitime5/1/2011, 11:56

Tháng 3, cả Quảng Nam nô nức trong những lễ hội văn hoá dân gian, hưởng ứng năm du lịch quốc gia 2006. Nhưng có một lễ hội độc đáo và thu hút hơn cả, vừa mang ý nghĩa tôn vinh “Bà mẹ xứ sở”, vừa giao thoa giữa văn hoá Việt - Chăm và văn hoá các dân tộc miền núi Quảng Nam- Đà Nẵng (hồn dung văn hoá), đó là lễ hội Bà Thu Bồn. Lễ hội Bà Thu Bồn diễn ra vào ngày 12 tháng 3 vừa qua có quy mô lớn hơn những năm trước.

Truyền thuyết bà Thu Bồn- tình yêu và ngưỡng vọng

Có nhiều ý kiến khác nhau giải thích về sự tích “ Bà Thu Bồn” nhưng thuyết phục hơn cả là câu chuyện lưu truyền của người dân Thu Bồn: Bà Thu Bồn hay bà Bô Bô là một vị tướng của nhà Lê bị giặc truy đuổi đến làng Thu Bồn thì bị ngã ngựa, tóc bà bị quấn vào chân ngựa. Vì không thoát kịp nên bà bị giặc giết. Bà đã được các vua triều Nguyễn sắc phong là Bô Bô phu nhân, là thượng đẳng thần- vị thần có quyền năng làm cho quốc thái an dân. Có lẽ chính vì vậy mà những người dân bên dòng sông Thu hiền hoà thơ mộng (Duy Tân- Duy Xuyên) ,luôn truyền tụng cho nhau nghe những truyền thuyết về Bà mẹ xứ sở có nhuốm sắc màu thần bí nhưng luôn là biểu tượng của cái đẹp, của khát vọng thái bình. Nhân dân ở đây cảm phục lập lăng thờ ngay trên mộ bà và mở hội tế lễ hàng năm vào ngày 12 tháng 2 âm lịch, giữa tiết xuân ấm áp. Đây cũng là thời điểm trên sông nước thuyền bè đi lại dễ dàng, hoa màu phụ đã trồng xong, thu hoạch lúa mùa chưa tới, trên sông nước, thuyền bè đi lại dễ dàng, nhân dân rảnh rỗi có điều kiện tham gia lễ hội vui chơi sau những ngày lao động vất vả. Việc tổ chức lễ hội Bà Thu Bồn là để tỏ lòng thành kính biết ơn sự che chở của Bà cho dân làng sống trên bờ cũng như trên sông nước được yên vui, thịnh vượng. Lễ hội còn là dịp để dân làng quanh năm làm lụng vất vả, kẻ ở trên đồng, người ở dưới nước gặp gỡ, giải toả nỗi niềm, lạc quan hướng đến tương lai. Vì thế, trong những ngày diễn ra lễ hội, từ đường làng, sân vận động, lăng Bà đến bãi sông Thu Bồn đều tấp nập người.

Sự giao lưu văn hoá Chăm - Việt

Lễ hội bà Bô Bô của người Chăm hay bà Thu Bồn của người Việt có nhiều nét tương đồng: trong khi hành lễ, người Chăm có nghi thức hát múa hát còn trong lễ hội Bà Thu Bồn của người Việt thì có tục “ xướng ca”, tức là hát tuồng, là loại hình giải trí vốn có của cư dân nông nghiệp được người dân ở đây rất ưa chuộng. Trên kiệu rước ở “ Lăng Bà” có câu “ Nhị hoạt thường niên cung lễ trọng. Thập song tiết độ cúng xướng ca”. Khi tiếng trống khai hội vang lên, một con trâu sống và hai đĩa xôi được đưa vào lăng Bà làm lễ vật hiến tế. Con trâu chính là một biến thể của bò thần Nan-din như hình tạc trên lá nhĩ ở tháp Pô Nưgar- Nha Trang. Ngoài lễ rước sắc mang đậm nét văn hoá bản địa, người Việt còn có lễ rước nước thâm nhập từ người Chăm. Hơn 500 con người trong trang phục truyền thống dân tộc, mang cờ ngũ sắc, với những kiệu ngũ hành tiên nương, dân vũ Chăm tiến ra bờ bãi. Chuẩn bị lễ cúng tiên thường, chức sắc cử người chèo thuyền ra giữa sông Thu Bồn để lấy nước rồi đặt lên kiệu, có đầy đủ các đồ nghi trượng, rước về lăng để tắm rửa thần vị và làm nước cúng. Ngoài bờ bãi, trên dòng sông, không gian như bồng bềnh, nới dần ra bởi trống thúc, trống giục, tiếng hò reo theo cuộc đua thuyền. Trong thôn, bài chòi với lời dân dã, đậm đặc chất Quảng, mang giọng điệu da diết, ý tình sắc cạnh hô lên suốt cả ngày. Chợ ẩm thực quê với những các loại bánh trái, thức ăn , sản vật của xứ Quảng hấp dẫn du khách phương xa lưu lại lâu hơn cả...

Qua các hoạt động diễn ra tại lễ hội nói trên, có thể thấy lễ hội bà Thu Bồn thể hiện cả một quá trình tín ngưỡng dân gian mang ý nghĩa tâm linh giữa hai dân tộc Chăm - Việt. Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá của các dân tộc mà vẫn giữ được bản sắc của dân tộc mình là điều rất đáng trân trọng. Lăng Bà Thu Bồn cũng là một mắt xích quan trọng nối Mỹ Sơn với giao thông đường thuỷ. Nếu như ngành du lịch Quảng Nam có sự đầu tư tôn tạo lăng Bà một cách quy củ hơn, làm cho lăng Bà có sức hấp dẫn hơn nữa thì du khách du lịch bằng tuyến đường sông đến với Thánh địa Mỹ Sơn ắt phải tìm đến lăng Bà Thu Bồn, biểu tượng của khát vọng tình yêu con người, thiên nhiên và ý chí vươn lên của dân tộc.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Lệ Bà tháng hai… Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lệ Bà tháng hai…   Lệ Bà tháng hai… Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Lệ Bà tháng hai…
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tháng 9 của bạn
» Nhạc hot tháng 7
» Nhật kí online của Lehongphongdx!!!
»  Khi "một nụ cười bằng 10 thang thuốc... độc"
» [CHS TPHCM] Thông báo: HỌP BCH HỘI THƯỜNG KÌ THÁNG 12

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn Học sinh và Hội Cựu HS Trường THPT Lê Hồng Phong Duy Xuyên Quảng Nam :: Tiếng vọng quê hương :: Lễ hội - Ẩm thực-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất