Nguồn gốc của Phong Thủy
Người ta cho rằng Phong Thủy xuất phát từ Tàu khoảng cuối thế kỷ thứ 3 đầu thế kỷ thứ 4. Các trước tác đầu tiên của thể loại Phong Thủy Tàu hình như là quyển Táng Thư.Tuy nhiên nếu nhìn vào trường hợp cụ thể của việc xây dựng thành Đại La thì có thể thấy Phong Thủy đã có ở Giao Chỉ trước. Và quan trọng nhất là: + Phong Thủy Giao Chỉ hoàn toàn không có yếu tố mê tín dị đoan khỉ gì cả. Chẳng qua có yếu đố dị đoan là do Cao Biền (do ảnh hưởng của phong thủy tàu) mang đến.
[You must be registered and logged in to see this link.]+ Phong Thủy Giao Chỉ chính là khoa học: Là thủy lợi, là quy họach đô thị, là hiểu biết về hạ tầng địa chất, là hiểu biết về mưa bão lụt lội.
Vậy Phong Thủy Giao Chỉ đến từ đâu. Tất nhiên là đến từ Ai Cập Cổ Đại.
+ Nền văn minh Ai Cập cổ đại đã có từ rất rất rất lâu ở châu thổ sông Nile, bắc phi. Thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nền văn minh Ai Cập cổ đại là ở tận … thiên niên kỷ thứ 2 trước công nguyên (ôi trời, xa thời hiện đại ghê).
+ Nền văn minh Ai Cập cổ đại đã có cực kỳ nhiều thành tựu: chữ viết, xây dựng, hiểu biết về luyện kim, làm thủy tinh. Họ cũng có những kiến thức về điện, khí động học và hạ tầng địa chất, thiên văn học, y học. Tất cả nền văn minh rực rỡ này đều có xuất phát điểm từ việc họ rất giỏi thủy lợi và hiểu biết về thiên tai địch họa như lụt lội. Nhờ thủy lợi giỏi mà nông nghiệp của Ai Cập cổ đại phát triển. Họ bỏ qua các ngành lúc đó bị tụt hậu xa với nông nghiệp như săn bắn, đánh cá, … Nhờ nông nghiệp phát triển mà họ có sức mạnh về nhân sự (cần ít lao động hơn cho việc kiếm ăn). Nhờ sức mạnh nhân sự mà họ phát triển được các công trình xây dựng và quy họach đô thị.
Tất nhiên nền văn minh nào cũng suy tàn. Vị Pharaoh cuối cùng của Ai Cập bị vua Cambyses II người Ba Tư đánh bại năm 525BC, mở ra thời kỳ nô lệ đầu tiên dưới ách đế chế Ba Tư (Persian Empire). Thời kỳ này kéo dài không lâu lắm. Lần cuối cùng người Ba Tư chinh phục đất sông Nile là lần vua Artaxeres III (358-338 BC) xâm chiếm Ai Cập.
Sau thời kỳ bị Ba Tư xâm lược là thời kỳ Hy-La xâm lược Ai Cập Cổ Đại.
Đặc biệt là trong đó có thời kỳ vua Alexander Đại Đế (356-323BC)
Vua Alexander Đại Đế có một cuộc viễn chinh vĩ đại nhất trong lịch sử loài người cả về quy mô, sức người sức ngựa sức voi, và độ chinh phục. Ông tấn công Ấn Độ.
Việc xâm chiếm Ấn Độ của quân đội Alexander Đại Đế không dài. Nhưng đủ để mang văn hóa La Mã – Ai Cập đến với Ấn Độ. Trong đó có các nghệ thuật thủy lợi, địa chất và quy họach đô thị. Có lẽ Alexander Đại Đế đã mang theo rất nhiều tù binh Ai Cập. Hoặc ông mang hẳn các nhà khoa học Ai Cập đi cùng quân đội viễn chinh của mình. Các kiến thức y tế, luyện kim, địa chất, khí tượng thủy văn của Ai Cập nhờ đó mà đến được với Ấn Độ.
Sau khi quân đội của Alexander Đại Đế rút lui là mở ra đế chế Maurya của người Ấn (322BC-298BC).
Đến thời vua Ashoka Đại Đế (273-232-BC), Ấn Độ đã trở thành nước mạnh với quốc giáo là Đạo Phật Nguyên Thủy. Vua Ashoka đã có chiến lược quảng bá Phật Giáo đi các vùng Đông Nam Á, Tây Á và Châu Âu phía Địa Trung Hải.
Đi cùng các nhà truyền giáo cũng vẫn là các tri thức người Ấn vừa mới được update thêm kiến thức về thiên văn, thủy lợi, địa chất và y học.
Sau đó là câu chuyện về việc Phật Giáo đi vào Văn Lang như đã nói ở phần II.
Điều này lý giải tại sao các vua Hùng giỏi làm thủy lợi, biết đúc trống đồng, biết làm thuyền to đi trên sông. Lý giải tại sao Thục Phán An Dương Vương biết làm nỏ thần có mũi tên bằng sắt. Lý giải tại sao các pháp sư Giao Chỉ có kiến thức về thủy lợi, hạ tầng địa chất, thiên văn và quy hoạch. Tại sao các nhà sư ngày xưa lại biết chữa bệnh (cả Từ Đạo Hạnh và Minh Không đều chữa bệnh nan y cho Vua).
Sau đó nghệ thuật thủy lợi và quy họach đi qua Trung Quốc và trở thành Phong Thủy. Rồi bị dị đoan hóa thành Phong Thủy Tàu. Rồi lại quay lại làm u mê chính chúng ta ngày xưa (Cao Biền) và ngày nay (toàn đọc xem lịch với tử vi bói toán kiểu Tàu, hahaha).