Lạc bối cảnh lịch sử
Đề bài: Em hãy phân tích tâm trạng của chủ thể trong câu ca dao sau:
"Đêm qua chớp bể mưa nguồn
Đấy vui có biết đây buồn hay không?"
Bài làm:
"Đêm qua chớp bể mưa nguồn"
Từ
câu ca dao trên ta có thể hiểu là đêm qua trời mưa, hôm nay trời có thể
tiếp tục mà tiếp tục mưa to đến rất to ở một số nơi, mây đen nhiều,
trời không nắng.
"Đấy vui có biết đây buồn hay không?"
Đây là mối
tình thời kinh tế mửa cửa và câu ca trên chính là lời than thở của anh
chàng bán kem với cô nàng bán áo mưa của mình rằng: trời mưa to, en bán
được nhiều áo mưa, lời to chắc em vui sướng lắm, có biết chăng anh đây
đang chẳng bán được que kem nào, anh buồn em có hay không?"
Đề bài: Em hiểu thế nào về câu ca dao:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
Bài
làm: "...Đó là một lời dặn rất văn vẻ của người mẹ đối với cô con gái:
Khi đi chợ nếu không có bí thì có thể mua bầu để nấu canh. Hai thứ đó
chất lượng như nhau vì cùng chung một giàn!"
giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh"
"Câu
tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc,
nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập,
hành hạ..."
---
giải thích câu tục ngữ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ"
"Câu
tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa, chúng thấy có một con bị
đau là cả bọn bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hoá"
---
Vợ Chồng A Phủ
“Mỵ
đi ngay ra gốc cây ở ngoài rừng, ngồi phịch xuống cái gốc cây mà khóc, A
Phủ trông thấy liền gọi Mỵ dậy và tặng cho Mỵ một con dao để Mỵ cắt dây
trói”.
giám thị ắt hẳn sẽ kinh hoàng khi đọc thấy cái mở bài này:
“Hôm nay, bữa thi đầu tiên, thấy thầy giám thị phát đề văn, thầy đi đi
lại lại, y chang mấy người lính tây tiến nên em có cảm hứng phân tích
một đoạn bài Tây Tiến”.