Diễn đàn Học sinh và Hội Cựu HS Trường THPT Lê Hồng Phong Duy Xuyên Quảng Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Học sinh và Hội Cựu HS Trường THPT Lê Hồng Phong Duy Xuyên Quảng Nam

Forum của những ai đã, đang và sẽ học tại trường THPT Lê Hồng Phong Duy Xuyên Quảng Nam
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Bảo tồn Mỹ Sơn và phát triển bền vững

Go down 
Tác giảThông điệp
tinhban_21_11
Tiến sĩ
Tiến sĩ
tinhban_21_11


Age Age : 35
Birthday Birthday : 21/11/1988
Đến từ Đến từ : vương quốc rùa và thỏ
Ngày tham gia Ngày tham gia : 29/06/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 109

Bảo tồn Mỹ Sơn và phát triển bền vững Empty
Bài gửiTiêu đề: Bảo tồn Mỹ Sơn và phát triển bền vững   Bảo tồn Mỹ Sơn và phát triển bền vững Icon_minitime10/1/2011, 16:17

Di sản Mỹ Sơn có nhiều cụm công trình kiến trúc quan trọng. Mỗi cụm được đánh dấu bằng một chữ cái, mỗi công trình lại được ký hiệu số kèm theo chữ cái chỉ nhóm. Tuy vậy, cấp độ quan trọng không phụ thuộc vào thứ tự của các con số hoặc chữ cái.

Điều gì khiến nhóm G trở nên quan trọng? Nhà khảo cổ người I-ta-li-a Pa-tri-gi-a Giô-lê-xê (Patrizia Zolese) trong tiểu luận của mình đã viết: Nhóm G được xây dựng dưới triều đại vua Jaya Harivarman I (1150-1160), triều đại quan trọng nhất trong lịch sử đế chế Chăm-pa. Trong giai đoạn này, nhà nước Chăm-pa đã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh, nhưng cũng trong thời gian này nhiều công trình được xây dựng mới hoặc khôi phục, bảo tồn. Nhóm G có 5 công trình kiến trúc có vị trí rất quan trọng: Nằm trên đường trung điểm giữa các nhóm E, F (ở phía Bắc) và A (ở phía Nam); đối diện với nhóm B, C và D (phía Tây). Đầu thế kỷ 20, các nhà khảo cổ người Pháp đã quan tâm tới các di tích tại nhóm G, việc khảo cứu mới chỉ dừng lại ở việc ghi chép sơ bộ. Nhưng từ những ghi chép này cho thấy, nhóm G có vị trí quan trọng gồm điện thờ, bia đá, đền, cổng vào có phong cách kiến trúc độc nhất và sự nguyên vẹn của các loại vật liệu xây dựng. Một lý do khác cũng không kém phần quan trọng là nhóm G tọa lạc trên một khu đồi cao, ít bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Dự án Bảo tồn di sản thế giới Mỹ Sơn giai đoạn hai (2007-2010) đã đạt được những kết quả quan trọng: Tiếp tục hoàn thiện việc củng cố và tu bổ tháp G1, công trình kiến trúc lớn nhất và quan trọng nhất của nhóm tháp G; đúc kết các kinh nghiệm từ quá trình tu bổ nhóm tháp G để tạo lập nền tảng cho các công việc bảo tồn và trùng tu trong tương lai đối với các công trình kiến trúc và khảo cổ Chăm; tiếp tục đào tạo đội ngũ cán bộ của Việt Nam trong lĩnh vực khảo cổ, kiến trúc trùng tu và các cán bộ quản lý di sản trong việc bảo tồn, tu bổ di sản văn hóa áp dụng các chuẩn mực quốc tế về bảo tồn di sản thế giới; tư liệu hóa tất cả các công trình kiến trúc Chăm cổ tại di sản thế giới Mỹ Sơn; xây dựng kế hoạch thuyết minh diễn giải và Phương án Đường vào nhóm tháp G. Bên cạnh các kết quả đó, một trong những thành công nổi bật của Dự án giai đoạn hai là tìm ra được thành phần cấu tạo của gạch Chăm cổ và sản xuất được gạch Chăm phục chế vượt qua được những thách thức về rêu mốc và muối.

Trong buổi họp báo tại tư dinh ngài đại sứ I-ta-li-a, bà Ca-tơ-rin Mu-lơ (Katherine Muller)-đại diện UNESCO tại Việt Nam đánh giá cao sự hợp tác của Việt Nam, đặc biệt là sự hỗ trợ có hiệu quả của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam trong việc trùng tu di sản Chăm ở Mỹ Sơn.

Kinh tế du lịch bền vững

Ngài đại sứ I-ta-li-a Lo-ren-giô An-giê-lô-ni (Lorenzo Angeloni) cho biết: Bài học kinh nghiệm của I-ta-li-a trong việc bảo tồn nhiều di sản như Tháp nghiêng Pisa, Đấu trường La Mã, Quảng trường Thánh Peter… là kết hợp chặt chẽ với UNESCO cùng với các tổ chức quốc tế khác. Với cách làm này, các di sản ở I-ta-li-a không chỉ được gìn giữ tốt mà còn phát huy được hiệu quả kinh tế xã hội, nhận thức của người dân đối với di sản cũng tăng lên. Ông nói: “Các di sản văn hóa ở I-ta-li-a chính là điều hấp dẫn hàng triệu khách du lịch. Phát huy giá trị di sản còn giúp phát triển kinh tế tại địa phương".

Bà Ca-tơ-rin Mu-lơ cho biết thêm: “Gìn giữ và phát triển bền vững là mục đích của UNESCO đối với các di sản. Chúng tôi đã xuất bản cẩm nang "Hướng dẫn khảo cổ và trùng tu tháp Chăm" phát miễn phí cho các chuyên gia và người dân địa phương. Trong cẩm nang này, chúng tôi đã thống kê các kiến thức khảo cổ, phương pháp tiến hành trùng tu một cách cơ bản nhất với nhiều hình minh họa dễ hiểu để bất kỳ ai cũng có thể tiến hành khảo cổ và trùng tu di tích”. Điều đáng nói ở cuốn cẩm nang này là đã đúc kết được phương thức trùng tu tháp Chăm nói chung có thể áp dụng được cho mọi địa phương.

Hiện nay UNESCO và Đại sứ quán I-ta-li-a tại Việt Nam vẫn tích cực tìm nguồn hỗ trợ cho cho Dự án bảo tồn di sản Mỹ Sơn giai đoạn ba.

Chúng tôi đã trao đổi với đồng chí Đinh Hài-Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, và được thông tin thêm:

- Giai đoạn hai của Dự án bảo tồn di sản Mỹ Sơn được các chuyên gia của I-ta-li-a và UNESCO thực hiện rất tỉ mỉ. Về tư liệu, dự án đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích liên quan đến di sản, cụ thể như các số liệu về đo đạc địa hình, địa chất, phương hướng, hay thống kê số liệu về tháp, điện thờ. Về kỹ thuật, dự án đã giúp địa phương đào tạo được một lực lượng nhân công chuyên trùng tu di sản gồm 30 người, xuất bản cẩm nang "Hướng dẫn khảo cổ và trùng tu tháp Chăm". Về nhận thức, đã giúp người dân địa phương hiểu thêm giá trị về di sản. Về tuyên truyền quảng bá, dự án cũng góp phần kéo du khách quốc tế về Mỹ Sơn và Quảng Nam. Dự án cũng góp phần giúp trình độ quản lý của địa phương nâng lên. Thay mặt nhân dân Quảng Nam, chúng tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ thiết thực và nhiệt tình của UNESCO và Chính phủ I-ta-li-a.

Được biết, hiện nay khu du lịch Mỹ Sơn thu hút khoảng 500 nghìn lượt du khách mỗi năm. Tại địa phương đã hình thành nhiều dịch vụ du lịch đi cùng di sản như: Biểu diễn nghệ thuật, dịch vụ ăn nghỉ, kinh doanh đồ lưu niệm… Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam đang triển khai mở thêm các tua du lịch hỗ trợ như: Tham quan làng nghề, leo núi, du lịch khám phá, du thuyền… Ngoài ra, tỉnh Quảng Nam cũng đã triển khai nhiều chương trình lớn giúp bảo vệ di sản Mỹ Sơn bền vững như trồng rừng, gia cố kè cho ngòi, lạch, thác nước nhằm giảm thiểu nguy cơ lún sụt tại di sản.

Dự án bảo tồn di sản Mỹ Sơn đã phát huy hiệu quả nhiều mặt. Tuy vậy, bảo tồn gìn giữ và phát huy là cả một quá trình. Quá trình này cần một chiến lược khả thi và sự giám sát chặt chẽ của chính quyền, đoàn thể các cấp. Cùng với sự đồng lòng và nhận thức đúng đắn của người dân địa phương về di sản, chúng ta có thể tin rằng trong tương lai Mỹ Sơn sẽ tiếp tục phát huy những giá trị văn hóa sâu, bền vốn có.
Về Đầu Trang Go down
 
Bảo tồn Mỹ Sơn và phát triển bền vững
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Chút góp ý nhỏ để phát triễn 4rum
» Hổ trợ host để phát triển 4rum
» Seri ảnh các giai đoạn phát triển của thai nhi
» Phát huy sức mạnh tiềm ẩn - Kĩ năng làm chủ bản thân!!!
» Duy Xuyên Một Vùng Quê

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn Học sinh và Hội Cựu HS Trường THPT Lê Hồng Phong Duy Xuyên Quảng Nam :: Tiếng vọng quê hương :: Đất và người Duy Xuyên-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất